Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động ở trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động ở trường mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng TVNV Khoa học & Công nghệ Thành phố Tam Điệp. - Hội đồng sáng kiến phòng GD&ĐT Tam Điệp Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động ở trường mầm non” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực phát triển thể chất thông qua trò chơi vận động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Sơn Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2022 I. Mô tả bản chất sáng kiến: Nằm trong hệ thống giáo dục chung của Việt Nam, giáo dục mầm non được coi là một ngành học, bậc học giữ vai trò nền tảng. Nó đặt nền móng cơ sở đầu tiên cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươn tới đó là: Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành giáo dục đòi hỏi ngành phải có những nội dung, chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực để đón đầu sự phát triển của xã hội Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát triển hài 1 1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1: Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ. * Ưu điểm: - Tôi đã xây dựng các loại kế hoạch “Kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày” để phát triển thể chất cho trẻ thông qua các bài tập phát triển chung và vận động cơ bản. - Tôi đã tìm hiểu và nắm được đặc điểm cơ bản về thể chất của trẻ ở độ tuổi này. * Hạn chế: - Với ý tưởng này tôi chỉ coi trọng việc dạy trẻ theo chương trình để đảm bảo chất lượng, chưa kết hợp đồng bộ các lĩnh vực phát triển cho trẻ. 1.2: Tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý của từng trẻ Để chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng cao tôi đã tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp phát triển vận động cho trẻ tốt hơn. * Ưu điểm: - Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ , khả năng tiếp thu của trẻ mầm non giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp từ đó trẻ thực hiện một cách dễ dàng. - Phát triển vận động đảm bảo theo sự phát triển của trẻ. * Hạn chế: - Trình độ và sức khỏe của trẻ không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. 2. Giải pháp mới: Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và là chuyên đề trọng tâm trong năm học 2022 – 2023 đối với trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ nhà trẻ nói riêng. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới đề trọng xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ đó mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trìTham gia vào các trò chơi vận động trẻ tự điều chỉnh được nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ sự mệt mỏi. Đồng thời trò chơi vận động tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn, ức chế được hoàn thiện và cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói quen vận 3 2.2: Lựa chọn và sắp xếp nội dung các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp theo chủ đề. Như chúng ta đã biết trò chơi vận động, trò chơi dân gian là hai trò chơi nổi bật của trẻ mầm non. Cả hai loại trò chơi này đều mang một mục đích đó là giúp trẻ rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo, phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Do vậy khi lựa chọn các trò chơi tôi luôn dựa vào điều kiện của địa phương, trường, lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, dựa vào mục đích cần phát triển kỹ năng, kĩ xảo vận động nào ở trẻ mà lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu của giáo dục và rèn luyện. Lựa chọn trò chơi vận động phải lưu ý thời gian trong ngày.Vào buổi sáng tôi chọn những trò chơi có vận động tích cực còn buổi chiều thì cho trẻ chơi những trò chơi có vận động nhẹ nhàng hơn để đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi tích cực. Ngoài ra tôi cần chú ý đến thời tiết. Trời lạnh, trẻ mặc nhiều quần áo do đó tôi không chọn những trò chơi có nhiều vận động khó mà chọn các trò chơi sao cho tất cả trẻ đều được tham gia. Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, trẻ dễ nhớ mau quên, các trò chơi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chính vì vậy để các trò chơi đạt hiệu quả cao đối với trẻ ngay từ đầu năm học tôi đó lựa chọn trò chơi cho trẻ theo các chủ đề như sau: Tên trò chơi Tên trò chơi Thời gian STT Chủ đề Mục đích Mục đích vận động dân gian thực hiện Phát triển cơ – Bóng tròn to bắp, tạo cảm – Nu na nu Giúp trẻ phát Bé và - Tìm bạn 4 tuần (5/9 - 1 giác vui nống, Chi chi triển cơ tay, các bạn – Về đúng 30/9/2022) sướng, thích chành chành chân nhà. thú Giúp trẻ rèn – Tập tầm Phát triển ngôn – Bắt bướm Đồ chơi luyện phát vông,- Lộn ngữ và khả năng 3 tuần (3/10 - 2 - Ai nhanh của bé triển cơ cầu vồng” vận động theo 28/10/ 2022) nhất chân nhịp điệu Các bác Rèn luyện vận – Bong bóng 2 tuần(31/10- các cô động nhóm cơ – Dung dăng Phát triển ngôn 3 xà phòng 11/11/2022) trong chân nhảy dung dẻ ngữ vận động nhà trẻ bật – Qua cầu hỏi Những hoaBắt chước Giúp trẻ khéo – Rồng rắn lên Phát triển ngôn con vật tạo dáng léo, giữ thăng 4 tuần 14/11/- 4 mây, Bịt mắt ngữ, phát triển cơ đáng -Mèo và chim bằng khi vận 9/12/2022 bắt dê chân yêu sẻ, trời nắng động trời mưa 5 * Nhược điểm: Ở biện pháp này nếu giáo viên lựa chọn trò chơi đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho trẻ không hứng thú. Ngược lại , nếu lựa chọn trò chơi và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến trẻ sợ hãi và không tiếp thu được. 2.3: Chuẩn bị địa điểm, đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ chơi. Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng rãi, an toàn, vệ sinh như trò chơi: “Đuổi bắt”, “Gà trong vườn rau”, “Mèo và chim sẻ’’Nhưng có trò chơi tĩnh, trẻ hay ngồi theo nhóm nhỏ như trò chơi: “Tập tầm vông”,“Chi chi chành chành”, “Ai đoán giỏi, “Xây vườn hoa”Chính vì vậy giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. Việc chuẩn bị tốt địa điểm cho buổi chơi bao nhiêu thì kết quả tổ chức trò chơi càng hiệu quả bấy nhiêu Trước khi tổ chức chơi thì vấn đề chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ chiếm một vai trò quan trọng. Với tư duy trực quan hành động trẻ rất dễ bị thu hút bởi các đồ dùng đồ chơi lạ mắt, màu sắc sặc sỡ. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi phải đa dạng và phong phú mang tính chất đặc trưng được thiết kế dựa vào nội dung của trò chơi. Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó trò chơi sẽ không tiến hành được. Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Cáo và thỏ” tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ một mũ Thỏ, còn tôi một mũ Cáo. Hay trò chơi trò chơi “Gà trong vườn rau” tôi chuẩn bị mũ Gà để cho trẻ đội. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rõ về cách chơi để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn, tôi đã làm thêm được một số đồ dùng khác để phục vụ cho các trò chơi của trẻ và phù hợp với nội dung Để phục vụ cho các trò chơi ở các góc chơi tôi còn làm một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo như: Nơ tay, lục lặc, hoa các màu. Và các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng như: Vỏ hộp bia, bìa cứng, thùng cát tông, ống nước nhựa, giấy màu, giấy báo,đã được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề. * Ưu điểm: Khi chuẩn bị được một địa điểm chơi chu đáo trẻ sẽ được thoải mái tự do chơi mà không gặp vấn đề về vệ sinh cũng như an toàn trong khi chơi. Đồng thời việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trò chơi vận động có một ý nghĩa quan trọng 7 sức khỏe cho trẻ. Mặt khác khi được chơi kết hợp với âm nhạc trẻ lớp tôi ngày càng tiến bộ hơn về khả năng nghe nhạc. 2.5: Lựa chọn trò chơi phù hợp với hoạt động. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động sao cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động..Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình GDMN mới, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau: + Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều. + Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời. + Trong các giờ hoạt động chung. *Với hoạt động ngoài trời: Tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Mèo và chim sẻ”, “Trời nắng, trời mưa” “Cáo và thỏ”, “Ô tô và chim sẻ’, “bóng tròn to”... (Hình ảnh 2: Trẻ chơi TC “Bóng tròn to” khi hoạt động ngoài trời) đính kèm Các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông càng vui khi tất cả cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân thiện giữa các bé với nhau. * Với hoạt động góc: Với điều kiện nhóm lớp còn chật hẹp nên tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm nhỏ: “Kéo cưa lửa xẻ”, “ Chi chi chành chành”, “Xây dựng vườn hoa”, “Cho em ăn” (Hình ảnh 3: Trẻ chơi trò chơi dân gian ở góc hoạt động) đính kèm Trong năm học chúng tôi đã sắp xếp một góc chơi riêng để cho trẻ tự do vận động và tại góc chơi này chúng tôi chuẩn bị rất nhiều các đồ dùng phục vụ cho trẻ chơi như: Thú nhún, vòng, hoa và gậy thể dục Qua đó trẻ được thoải mái vận động theo ý thích của mình * Với giờ hoạt động chung (chủ yếu diễn ra trong lớp) – Với tiết phát triển vận động: Một tiết vận động thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động để rèn luyện thân thể khỏe mạnh củng cố tố 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc