Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói

doc 18 trang skkn 04/04/2024 1280
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói
 MỤC LỤC:
Phần I: Mở đầu
1. Họ và tên:Trang 2
2. Chức vụ:......Trang 2
3. Đơn Vị Công Tác:......Trang 2
4. Lý do chọn đề tài:...........Trang 2
5.Giới hạn...............Trang 5
6. Thời gian nghiên cứu......... Trang 5
Phần II. Nội dung... Trang 5
1. Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan 
(Thuận lợi khó khăn....Trang 4
a. Thận lợi.......Trang6
b. Khó khăn. ...Trang 6
2. Những giải pháp để khắc phục những hạn chế và tồn tại...Trang7
2.1. Giải pháp 1: Rèn luyện nề nếp thói quen sử dụng ngôn ngữ tích cực cho trẻ 
ngay từ đầu năm học.................................................. Trang 7
2.2.Giải pháp 2: Luyện phát âm cho trẻ............................. Trang 8
2.3.Giải pháp 3: Dạy trẻ nói thông qua đồ chơi, vật thật, tranh minh họa..Trang 9
2.4. Giải pháp 4: Dạy trẻ nói thông qua phương pháp dạo chơi thăm 
quan...........................................................................................................Trang 12
2.5. Giải pháp 5: Dạy trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi...................... Trang 13
2.6. Giải pháp 6: Phối hợp với phụ huynh........... Trang 13
2.7. Giải pháp 7: Lập bảng điều tra tình hình phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo 
các giai đoạn.............................................................................................Trang 14
3. Kết quả thực hiện..... Trang 14
4. Bài học kinh nghiệm rút ra khi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp hữu ích 
vào thực tế Trang 16
5. Kết luận:... Trang 16
* Kiến nghị....... Trang 17
Tài liệu tham khảo....... Trang 18
 1 + Trẻ đựơc làm quen và hình thành những khả năng tư duy, tưởng tượng 
mà hàng ngày cô giáo và cha mẹ vẫn thường cho trẻ thấy qua các góc chơi của 
lớp, qua các giờ học, và qua cả tranh ảnh mà trẻ được tiếp xúc với những sự vật 
hiện tượng đó.
 - Để việc cảm thụ và nói chính xác vốn từ khi trẻ phát âm sao cho một 
cách tốt nhất thì cô giáo phải là người củng cố lại cách phát âm cũng như cung 
cấp thêm vốn từ cũng như hiểu biết để trẻ có đủ kiến thức học và phát âm cho 
chuẩn, cho đúng.
 - Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người mà như lời 
của Bác Hồ đã từng nói “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng 
quý báu của dân tộc. Chúng ta phải biết giữ gìn nó, tôn trọng nó”. Đặc biệt trong 
công tác giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, chúng ta lại càng thấy rõ vai trò của 
ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu 
trở thành những con người phát triển một cách toàn diện.
 - Thế giới của trẻ thơ là thế giới của hàng ngàn câu hỏi về sự vật, hiện 
tượng xung quanh trẻ mà trẻ muốn khám phá. Để giúp trẻ nói lên cảm xúc, hiểu 
được sự vật hiện tượng xung quanh, thì người lớn, mà đặc biệt là giáo viên Mầm 
non cần quan tâm hướng dẫn cho trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực.
 - Đối với trẻ 24 - 36 tháng tuổi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ càng trở 
nên đặc biệt quan trọng, vì lúc này cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã 
phát triển và hoàn thiện, trẻ đã có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn và 
thanh điệu, số lượng từ tăng nhanh, hệ thống âm vị dần dần xuất hiện trong các 
từ của trẻ, tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ phát âm sai hoặc chưa chính xác.
 - Sự phát triển chậm về mặt ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát 
triển của trẻ, đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Do đó chúng ta cần phải đề ra được những 
giải pháp, biện pháp cụ thể nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ khi trẻ còn 
ở lứa tuổi nhà trẻ này sao cho phù hợp với lứa tuổi trẻ. Với độ tuổi nhà trẻ đặc 
biệt là lứa tuổi 24 - 36 tháng khả năng chú ý còn rất ít vốn từ còn nghèo nàn, 
nhận thức còn bị hạn chế. Vì vậy ngay từ những ngày đầu vào nhà trẻ, cô giáo 
cần gần gũi vỗ về trẻ tạo cho trẻ được tiếp xúc với các loại đồ chơi, đồ vật, con 
 3 - Môn nhận biết tập nói của trẻ nhà trẻ là việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ 
thông qua đối thoại việc kết hợp trực quan minh họa bằng hình ảnh.
 - Trong thực tiễn việc dạy trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng nhận biết tập nói như 
sau:
 * Về nhận biết tên gọi: 
 - Dạy trẻ nhận biết và nói đúng đối tượng, cho trẻ tập nói nhiều lần theo 
các hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
 - Dạy trẻ nói đúng chính tả: Rõ lời, rõ ý
 * Nhận biết các đặc điểm công dụng của đối tượng.
 - Dạy trẻ nhận biết các đặc điểm nổi của đối tượng sau đó kết hợp cho trẻ 
tập nói và nói về công dụng của đối tượng đó.
 * Về mở rộng kiến thức:
 - Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc mở rộng vốn từ, tư duy tưởng 
tượng cho trẻ liên hệ với thực tế kể về những đối tượng mà trẻ đã thấy.
5. Giới hạn (Phạm vi nghiên cứu).
 Nghiên cứu khả năng tiếp thu kiến thức của hoạt động nhận biết tập nói.
 Nghiên cứu chương trình của bộ môn nhận biết tập nói của trẻ 24-36 
tháng.
 Nghiên cứu mức độ hứng thú, khả năng cảm nhận, độ tập chung chú ý của 
trẻ thông qua các tiết dạy nhận biết tập nói.
 Trong giới hạn, khả năng và trách nhiệm của mình tôi vận dụng vấn đề 
bài viết "Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng nhận biết tập nói" vào 
nhóm trẻ, nhà trẻ tại trường Mầm Non Liêng Srônh
6. Thời gian nghiên cứu:
 - Từ gian nghiên cứu của giải pháp từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2018.
 - Thời gian áp dụng giải pháp là tháng 12/ 2018.
Phần II: Nội dung.
1. Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách 
quan (Thuận lợi khó khăn)
 5 + Phần lớn bố mẹ của các cháu là người dân tộc thiểu số, làm nông 
nên việc quan tâm đến trẻ.
 + Phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp các kiến thức cho 
trẻ nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ. Vì các bậc phụ huynh chỉ coi trọng việc chăm sóc 
trẻ là chính còn việc học nhiều phụ huynh còn phó mặc hoặc không quan trọng 
nhiều tới trẻ khi trẻ còn đang ở lứa tuổi nhà trẻ . 
2. Những giải pháp để khắc phục những hạn chế và tồn tại.
 Là một giáo viên mầm non người trực tiếp giảng dạy cho trẻ 24 – 36
tháng, bản thân tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất cần thiết và quan
trọng, xong kết quả phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố và nhiều các môn học như thơ truyện, nhận biết tập nói. Vì vậy tôi đã nghiên
cứu và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lựơng và hiệu quả của giờ dạy
nhận biết tập nói cụ thể như sau.
2.1. Giải pháp 1: Rèn luyện nề nếp thói quen sử dụng ngôn ngữ tích cực cho 
trẻ ngay từ đầu năm học.
 - Nề nếp thói quen là tính tất yếu chi phối đến việc sử dụng ngôn ngữ của 
trẻ. Xã hội càng văn minh thì vấn đề giáo dục hành vi văn hóa trong giao tiếp 
càng trở nên quan trọng. Ngay từ lứa tuổi Mầm non người lớn đặc biệt là giáo 
viên Mầm non tôi luôn chú trọng rèn luyện các nề nếp thói quen, hành vi lễ giáo 
cho trẻ, uốn nắn trẻ mạnh dạn, tự nhiên khi giao tiếp với người khác, không rụt 
rè, e sợ, âm lượng phát ra đủ nghe, không la hét, nói tục, chửi bậy, biết dùng 
ngôn ngữ êm dịu, nhẹ nhàng tình cảm để thể hiện tình cảm yêu thương đối với 
bạn bè, cô giáo và người thân. Vì vậy trong công tác giáo dục, cô giáo và người 
lớn phải thực sự gương mẫu về lời ăn tiếng nói, nghiêm khắc và uốn nắn kịp 
thời khi trẻ nói sai, nói trống không, nói thiếu chủ ngữ, vị ngữ, nói ngược vị trí 
câu.
 VD: Khi trẻ muốn lấy quả bóng của bạn trẻ sẽ nói: “Đưa đây”, cần sửa 
cho cháu nói lại “Bạn cho tôi mượn quả bóng”.
 7 - Chúng ta cần luyện cơ quan phát âm cho trẻ theo 2 nội dung sau:
 - Luyện vận động tự do nhằm giúp các bộ phận môi, răng, lưỡi chuyển động 
nhịp nhàng, linh hoạt. Đối với trẻ Mầm non “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” vì 
vậy giáo viên cần vận dụng khéo léo và kinh hoạt các phương pháp, biện pháp 
phù hợp để lôi cuốn trẻ. Tôi đã suy nghĩ và lựa chon phương pháp sử dụng trò 
chơi để luyện bộ máy phát âm cho trẻ.
 VD: Cô nói: Trời tối rồi các con hãy “Gọi gà” để cho gà ăn nào! cô hướng 
dẫn cho trẻ bặm hai môi vào nhau thật chặt và phát âm( Bập..Bập...Bập). Như 
thế tôi đã luyện tập cho trẻ biết điều khiển hoạt động của môi và hàm. Hoặc cho 
trẻ làm đông tác “Nhai kẹo cao su”, hay cho trẻ “Chậc lưỡi”tôi đã luyện tập 
cho trẻ biết điều khiển hàm theo hai hướng.
 c. Luyện thở ngôn ngữ.
 - Qua quá trình quan sát và tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy đặc điểm của trẻ là 
chưa biết điều khiển nhịp thở của mình khi nói cho phù hợp, có nhiều trẻ nói rất 
nhanh vừa nói vừa thở. Hoặc ngược lại có những trẻ nói rất chậm ê..a..vừa nói 
vừa thở. Vì vậy điều khiển sự thở là không thể thiếu được trong quá trình rèn 
luyện phát âm cho trẻ.
 - Trò chơi được sử dụng rất nhiều, đa dạng phong phú trong quá trình giáo 
dục ngôn ngữ cho trẻ.
 VD: Để luyện thở ngôn ngữ cho trẻ, trong khi cho trẻ tập thể dục tôi có 
thể cho trẻ khởi động bằng các trò chơi như: Thổi nơ bay cao, xa, thổi chong 
chóng, gà gáy. Thông qua các trò chơi này giúp cho trẻ hít thở được đều đặn dần 
dần trẻ sẽ biết cách lấy hơi khi nói.
d. Luyện giọng.
 - Giọng nói giúp trẻ thể hiện thái độ, tình cảm của mình trong từng lời nói 
như: âu yếm, thủ thỉ, to, nhỏ.
 VD: Khi cho trẻ đọc bài thơ: “Yêu mẹ”
 - Giáo viên cần đọc mẫu bài thơ cho trẻ nghe 2 - 3 lần, cô đọc chậm và rõ thể 
hiện sắc thái tình cảm của mình trong bài thơ sau đó cho trẻ đọc theo cô. Trong 
 9 Với những cháu có khả năng nhận thức bài dễ dàng tôi dùng câu hỏi: Quả 
gì đây? Cái gì đây? (Đồng thời chỉ vào vỏ, hạt)
 Với những cháu có khả năng nhận thức nhanh, ngoài những câu hỏi đã 
dùng cho các cháu trên, tôi đã sử dụng thêm các câu hỏi nhằm cho trẻ phân biệt 
được mùi vị, hình dáng bên ngoài của các loại quả đó.
 VD: Khi tôi hỏi: “Quả táo và quả đu đủ” quả nào ăn ngọt, quả nào ăn vừa 
chua vừa ngọt?
 Khi nghe tôi hỏi như vậy, một số cháu sẽ trả lời ngay là “Quả đu đủ ăn 
ngọt, còn quả táo ăn vừa chua vừa ngọt ạ!” Nhưng cũng có cháu chậm tiếp thu 
và nói ngọng vì vậy trong quá trình dạy tôi thường đặt câu hỏi để trẻ trả lời 
nhiều hơn. Đặc biệt với những cháu nói ngọng hoặc phát âm chưa rõ, chưa đúng 
tôi luôn kiên trì tập nói cho các cháu, không cáu gắt làm trẻ mất hứng thú mà cô 
sẽ nói mẫu chậm, rõ chính xác và cho trẻ phát âm theo cô nhiều lần. Trong khi 
trẻ chơi tôi luôn quan tâm và chơi cùng trẻ, chú ý tới các cháu và tập nói cho các 
cháu nhiều hơn.
 Trong quá trình dạy trẻ tập nói tôi còn nhận thấy sự hiểu biết của trẻ còn 
rất hạn chế vì thế khi giáo viên đặt câu hỏi mang tính tổng quát, nhiều khi trẻ sẽ 
không trả lời được ý của câu cô hỏi. Vì vậy ngay sau khi đặt câu hỏi tổng quát 
cho trẻ suy nghĩ tôi lại gợi ý cho trẻ tiếp bằng những câu hỏi phụ để trẻ có thể trả 
lời được dễ dàng câu hỏi của cô.
 VD: Khi dạy bài “Hoa hồng, hoa cúc” khi cho trẻ so sánh 2 loại hoa này 
nếu tôi hỏi: Hai loại hoa này giống nhau và khác nhau như thế nào? thì trẻ sẽ 
khó trả lời nên tôi sẽ dùng những câu hỏi phụ để hỏi cháu: Hoa hồng và hoa cúc 
đều có mùi gì? Hoa hồng màu gì? Hoa cúc màu gì? khi dùng các câu hỏi như thế 
này trẻ sẽ so sánh và trả lời dễ dàng hơn.
 - Mặt khác khi đã có giáo cụ trực quan cho bài dạy, đã phân loại câu hỏi 
cho từng đối tượng trẻ và sử dụng các câu hỏi gợi ý nhưng không có cách vào 
bài sinh động, hợp lý gây hứng thú cho trẻ thì kết quả giờ học cũng không cao. 
Vì vậy trong mỗi một đề tài ta nên suy nghĩ và tìm ra cách vào bài hấp dẫn sinh 
động gây hứng thú cho trẻ.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc