Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non

doc 25 trang skkn 04/04/2024 15782
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN 
 TRƯỜNG MẦM NON
 BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH
Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kỹ năng tự 
 phục vụ bản thân trong trường mầm non 
 Họ và tên người dự thi: 
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: 
 ., tháng11 năm 202.. Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng
 tự phục vụ bản thân trong trường mầm non
 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 Những đứa trẻ thành công không chỉ học hoàn toàn trong sách vở, mà còn 
cần học kiến thức thực tế ngoài đời và kĩ năng tự chăm sóc bản thân. Nếu không 
có kĩ năng tự phục vụ bản thân, trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc 
sống hiện đại.
 Vậy kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng và kĩ năng tự phục vụ là gì?
 Kinh nghiệm là trải nghiệm của một người về một sự việc nào đó, mà qua 
đó họ rút ra được những bài học, những cách thức làm phù hợp nhất. 
 Kiến thức là những hiểu biết mà bản thân ta thu thập được thông qua quá 
trình học tập và rèn luyện.
 Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một 
hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) 
nhằm tạo ra kết quả mong đợi. 
 Kĩ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân 
về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay 
công việc phục vụ cho chính mình, ví dụ như: tự cầm thìa xúc cơm, lấy nước 
uống, tự đi và cởi giầy dép cất lên giá...
 Thiếu kĩ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến việc trẻ lười biếng, thụ động và khó 
khăn khi tham gia vào hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người, chúng 
ta cần rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất đặc biệt là 
với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, độ tuổi mà trẻ bắt đầu bước chân vào trường mầm non.
 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, ngay từ đầu năm học tôi đã 
nghiên cứu và đưa ra nội dung cụ thể, phương thức thực hiện có hiệu quả giúp 
trẻ có những kiến thức và kỹ năng lao động tự phục vụ một cách thành thạo. 
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
2.1. Đặc điểm tình hình chung:
 - Trường có hai hệ học: Hệ Quốc tế gồm 5 lớp và hệ dự án gồm 7 lớp học.
 Trường mầm non Quốc tế Vschool là một ngôi trường mới thành lập từ 
tháng 3 năm 2020, ngôi trường rộng rãi, khuôn viên thoáng mát. Ban giám hiệu 
nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất với trang thiết bị hiện đại, có phòng 
học chức năng. Tập thể cán bộ giáo viên luôn đoàn kết, nhiệt tình, trách nhiệm 
trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường.
 3/20 Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng
 tự phục vụ bản thân trong trường mầm non
 - Phụ huynh: Đa số phụ huynh học sinh làm việc hộ con, yêu chiều con, 
 chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ bản 
 thân. Đa số phụ huynh vẫn muốn tự tay phục vụ con mình, luôn đáp ứng những 
 nhu cầu đòi hỏi cá nhân của trẻ khi trẻ ở nhà.
 Xuất phát từ thực tế, thuận lợi, khó khăn của trường, lớp như trên, tôi xin 
 trình bày : “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ 
 năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non”.
 3. CÁC BIỆN PHÁP:
 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng nội dung các tiêu chí cần đạt về kiến thức, kĩ 
 năng lao động tự phục vụ cho trẻ 
 Căn cứ đặc điểm tâm sinh lý trẻ độ tuổi nhà trẻ, tôi thấy có rất nhiều kĩ 
 năng tự phục vụ quan trọng mà trẻ cần phải biết và được luyện tập. Nhưng do độ 
 tuổi của trẻ nhà trẻ còn quá nhỏ nên tôi đã lựa chọn các kĩ năng tự phục vụ và 
 chia ra làm ba mảng như sau:
 Từ đó, tôi đã vạch ra các tiêu chí trẻ cần đạt được về kiến thức và kĩ năng theo 
 từng nội dung đã xây dựng ở trên: 
Hướng dẫn trẻ phát triển Hướng dẫn trẻ phát Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ 
 kĩ năng tự chăm sóc bản triển kĩ năng tự bảo vệ năng thích nghi
 thân
 Hướng dẫn kĩ năng tự phục vụ
- Kĩ năng tự chăm sóc bản - Kĩ năng nhận biết nguy - Kĩ năng thích nghi các loại 
thân như: hiểm : thức ăn: 
+ Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và + Các mối nguy hiểm + Ăn được nhiều loại thức ăn 
mặcHướng quần áo dẫn trẻ phát trongHướng nhà như: dẫn trẻ gas, bàn theo Hướng thực dẫn trẻđơn của 
 triển kĩ năng tự phát triển kĩ 
+Tự đi dép, chuẩn bị mũ, áo ủi, điện, nước nóng, dao trường,uốngphát triển sữa kĩ và ăn sữa 
 chăm sóc bản thân năng tự bảo vệ năng thích nghi
khoác, khẩu trang khi đi ra kéo. chua
ngoài + Các mối nguy hiểm bất - Kĩ năng thích nghi với môi 
+ Tự xúc ăn, đi lên xuống ngờ: Cháy nổ, kẹt thang trường:
cầu thang máy, chó cắn, ong đốt, + Chơi ngoài trời với cát, 
 5/20 Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng
 tự phục vụ bản thân trong trường mầm non
 định
 - Hướng dẫn và rèn trẻ cách bê 
 ghế cất ghế vào nơi qui định
 - Biết tránh xa các - Rèn trẻ thói quen 
 - Hướng dẫn và rèn trẻ ngồi vào 
 con vật hung dữ mời trước khi ăn 
11/2022 bàn ăn tự xúc cơm ăn,cất bát thìa 
 và xin cơm khi ăn 
 gọn gàng sau khi ăn xong
 hết
 - Biết nhờ người - Biết nói lời cám 
 - Hướng dẫn và rèn trẻ biết đi 
12/2022 giúp đỡ khi bị lạc ơn khi được ai 
 lên, xuống cầu thang
 đường giúp đỡ
 - Hướng dẫn và rèn trẻ biết lấy - Biết tránh xa ổ - Biết nói lời xin 
 gối và cất gối điện lỗi khi có lỗi
01/2023 - Hướng dẫn và rèn trẻ kĩ năng 
 rót nước uống khi bản thân thấy 
 khát
 - Hướng dẫn và rèn trẻ kĩ năng - Không đi vào - Hướng dẫn và 
 chăm sóc cây: tưới cây, lau lá thang máy một mình rèn trẻ biết chờ đợi 
 cây xếp hàng chờ đến 
02/2023
 - Hướng dẫn và rèn trẻ kĩ năng lượt rửa tay, lau 
 lao động nhặt lá cây vệ sinh mặt
 vườn cây
 - Hướng dẫn và rèn trẻ kĩ năng - Không được đi ra - Hướng dẫn và 
 cởi quần áo khi bị ướt đường một mình rèn trẻ biết vứt rác 
03/2023
 - Hướng dẫn và rèn trẻ biết cầm đúng nơi qui định
 lược chải tóc
 - Hướng dẫn và rèn trẻ kĩ năng - Không đi theo - Không ăn kẹo 
 ngồi trên xe máy, xe đạp người lạ vào buổi tối
04/2023
 - Hướng dẫn và rèn trẻ cách 
 đóng mở cửa
 - Hướng dẫn và rèn trẻ biết cách - Không được nhận - Che miệng khi 
 mặc và gấp áo để vào ba lô của quà bánh của người ho
05/2023 mình lạ
 - Hướng dẫn và rèn trẻ biết giúp 
 đỡ cô làm việc vừa sức, đơn giản
 * Kết quả đạt được: Nhờ việc xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng 
tháng như trên, trẻ lớp tôi dần được làm quen với các kỹ năng mới đồng thời 
 7/20 Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng
 tự phục vụ bản thân trong trường mầm non
 cho búp bê, cầm cốc uống nước...
- Góc chơi với hình và màu - Trẻ biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định
 - Trẻ biết đi rửa tay khi bị màu đổ ra tay, lau tay khi 
 dính hồ
- Góc vận động: - Trẻ biết lấy và cất dụng cụ: bóng, vòng... vào nơi 
 quy định, biết trèo và xuống bậc thang
- Góc hoạt động với đồ vật - Trẻ biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định...
 - Trẻ biết gắn tranh các đồ dùng tương ứng với các 
 kĩ năng tự phục vụ
- Góc thực hành cuộc sống - Trẻ biết cài cởi khóa, khuy áo, chải tóc, xúc ăn...
- Góc sách truyện - Trẻ biết giữ gìn sách vở, biết cách giở sách..
3.4. Biện pháp 4: Giáo viên quan sát, trò chuyện, hướng dẫn trẻ làm quen 
và thực hành các kĩ năng tự phục vụ thường xuyên liên tục trong các hoạt 
động một ngày của trẻ.
 Đây là biện pháp vô cùng quan trọng. Vì chỉ có quan sát, gần gũi trẻ thì 
cô mới hiểu và biết được trẻ nào chưa đạt các kĩ năng tự phục vụ, để từ đó sẽ 
phân nhóm, chú ý và hướng dẫn trẻ.
 Cô quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát thụ động. Lớp 
tôi có một số trẻ sức khỏe yếu, hay nghỉ học như:Bảo Minh, Gia Huy .Vì vậy, 
mỗi khi đến lớp trẻ thường buồn và không tham gia được các hoạt động tập 
chung. Để giúp trẻ mạnh dạn, thích đi học đến lớp, cô giáo lôi cuốn trẻ vào các 
hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý những trẻ mạnh dạn, tự tin như: Gia Minh, 
Huyền My đến kết bạn, tạo cho trẻ nhiều cơ hội mạnh dạn, tự tin giao tiếp với 
các bạn, như cùng chơi đồ chơi, cùng nhau bê ghế về bàn học, rủ nhau đi vệ sinh 
khi có nhu cầu... dần dần trẻ đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. 
Đối với những trẻ mạnh dạn, tự tin, cô luôn giao nhiệm vụ cho trẻ cùng chơi và 
giúp đỡ các bạn nhút nhát trong lớp như: Rủ bạn cùng chơi, dắt bạn đi chơi, rủ 
bạn về bàn ngồi, rủ bạn cùng cất ba lô và dép vào đúng nơi qui định
 Đặc biệt với trẻ mầm non, giáo dục kĩ năng tự phục vụ không thể tách 
riêng thành một môn học riêng biệt, nó phải được tiến hành thông qua các hoạt 
động giáo dục khác trong ngày, ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, tôi luôn chú ý lồng 
ghép việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động.
a. Rèn kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động đón trẻ.
 * Rèn kĩ năng giao tiếp cho trẻ:
 Cô cần trao đổi với phụ huynh về rèn kĩ năng lễ phép chào hỏi cô khi tới 
lớp. Đầu năm học cô chào trẻ trước với lời nói dịu dàng, vòng tay trước ngực 
sau đó yêu cầu trẻ chào lại cô. Cô nhắc trẻ chào cô lễ phép “Con chào cô” sau đó 
 9/20 Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng
 tự phục vụ bản thân trong trường mầm non
 Áo quần xếp gọn
 Dỗ bé cùng chơi
 Cha mẹ vui cười
 Khen con ngoan quá!
 Qua bài thơ cô giáo dục trẻ biết giúp đỡ người lớn những việc làm vừa sức, khi 
được nghỉ ở nhà bé sẽ giúp mẹ nhặt rau, xếp gọn quầm áo, biết dỗ em bé để cho 
mẹ làm việc nữa đấy.
 Ví dụ: Cô dạy trẻ câu chuyện: Bé Mai ở nhà
Sáng nào ngủ dậy, Mai cũng gọi “Mẹ ơi, Con dậy rồi này !”
Mai nhanh nhẹn đi đánh răng, rửa mặt
Bác An và em Minh đến chơi, Mai lễ phép chào bác An và chơi cùng em Minh, 
để mẹ và bác nói chuyện.
Mai mang nhiều đồ chơi ra, hai chị em chơi với nhau rất vui
Chơi xong, hai chị em cất dọn đồ chơi gọn gàng
Đến bữa ăn, Mai rửa tay sạch sẽ mới ngồi vào bàn
Mai nói: “Con mời bố, con mời mẹ ăn cơm !, và tự xúc ăn
Ăn cơm xong., Mai lấy khăn cho bố và nói “ Khăn của bố đây ạ !”
Ngày 1/6 bố tặng Mai quyển truyện và Mai rất thích. Mai nói “Con cảm ơn bố!”
Mẹ bị ốm, Mai không đi chơi xa, luôn ở cạnh mẹ để giúp mẹ
Xem xong chương trình dành cho thiếu nhi, Mai đi ngủ ngay để hôm sau còn 
phải dậy sớm đi học.
 Qua câu chuyện trên cô dạy trẻ tính tự lập trong hoạt động hàng ngày, dạy 
trẻ tính tự giác khi chơi. Hình ảnh bé Mai trong câu chuyện là tấm gương cho trẻ 
học tập. Bé Mai biết tự phục vụ mình những công việc vừa sức, phù hợp với lứa 
tuổi. Dù còn bé nhưng sáng sớm bé Mai đã biết tự thức dậy mà không cần bố mẹ 
gọi. Bé Mai đã biết chơi với em cho người lớn nói chuyện, khi chơi xong bé Mai 
còn biết cất đồ chơi gọn gàng. Đến giờ ăn Mai biết tự rửa tay sạch trước khi ăn, 
biết tự xúc cơm ăn. 
 + Trong giờ âm nhạc: Ví dụ: Cô dạy trẻ bài hát: Dậy đi thôi
 Dậy đi thôi mau dậy bạn ơi
 Chim hót vang khi thấy ông mặt trời
 Dậy ra sân em tập, em chơi cùng với chim em hát, em cười
 Mẹ mua cho em bàn chải xinh như các anh em đánh răng một mình
 Mẹ khen em bé mà vệ sinh, thật đáng yêu răng ai trắng tinh
 Cô dạy trẻ bài hát “Dậy đi thôi” nhằm giúp trẻ ý thức được việc dậy sớm 
tập thể dục vào các buổi sáng, biết vệ sinh răng miệng khi ngủ dậy.
 Ngoài các giờ học ở trên ra, trong các giờ học tạo hình, giờ học vận động 
 11/20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang.doc