Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng
1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình và là chủ nhân tương lai của đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của mình là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và có những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày ngay từ khi còn nhỏ. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục trẻ sau này. Trẻ em được sinh ra như một trang giấy trắng, rất trong sáng với tâm hồn của những thiên thần. Trẻ em ngày nay thông minh hơn, hoạt bát hơn so với trẻ em ngày xưa rất nhiều. Trẻ rất dễ tiếp thu những tinh hoa, những điều đẹp đẽ cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Ở lứa tuổi này, nếu chúng ta không biết cách uốn nắn, dạy dỗ đến nơi đến chốn thì sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc giáo dục trẻ về sau. Việc giáo dục một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 - 36 tháng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với độ tuổi này, giúp trẻ có thói quen trong học, chơi, ăn, ngủ, vệ sinh, lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ một số thói quen ban đầu như: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, ngủ đúng giờ, đủ giấc, khi ăn biết mời cô, mời bạn, biết nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa, lấy khăn lau tay, khi chơi không tranh giành đồ chơi của bạn, ngồi học ngay ngắn, không nói quá to, biết chào cô, chào bạn, biết xin lỗi khi có lỗi ...vv Điều đó góp phần trang bị cho trẻ một số kinh nghiệm quý báu đồng thời hình thành ở trẻ một số thói quen cơ bản ban đầu, tạo tiền đề cho trẻ phát triển một cách toàn diện sau này. Đặc biệt ở lứa tuổi này, trẻ chưa tách rời vòng tay bố mẹ, gia đình nên khi nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm. Trẻ không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo như: Khóc nhè, không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động. Vậy làm thế nào để sớm đưa trẻ vào nề nếp thói quen của lớp. Bản thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ, bằng việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu để bổ sung kiến thức cho bản thân trong việc giáo dục thói quen sinh hoạt cho trẻ 1 được các thói quen sinh hoạt dưới nhiều hình thức thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc mọi nơi. Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau: * Thuận lợi: - Bản thân tôi luôn được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường và bạn bè đồng nghiệp trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho lớp cũng như hỗ trợ chuyên môn cho bản thân. - Bản thân nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ. - Phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến việc chăm sóc - giáo dục trẻ tại nhóm lớp, thường xuyên hỗ trợ vật chất, tinh thần đối với các hoạt động của nhà trường cũng như của lớp. - Bản thân tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của bậc học mầm non trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng, lĩnh vực phát triển thể chất, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp với nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt chú ý đến giáo dục thói quen hàng ngày cho trẻ. * Khó khăn: - Các cháu đang trong vòng tay âu yếm của bố mẹ nay phải đến trường đa số các cháu chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp. Các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu có một sở thích, tính cách khác nhau. Do trẻ đang sống trong môi trường gia đình, được ông bà, bố mẹ yêu thương chăm sóc, khi đến trường là nơi hoàn toàn mới mẽ, xa lạ đối với trẻ. Do đó, trẻ chưa biết các thói quen, nề nếp của lớp, nhút nhát, rụt rè, có trẻ khóc nhè - Khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Đa số trẻ chưa có các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày như: Học, chơi, ăn, ngủ và vệ sinh. * Khảo sát thực tiễn: 3 Nguyên nhân thứ nhất, xuất phát từ trẻ: Có một số trẻ do các thói quen sinh hoạt hàng ngày chưa tốt dẫn đến việc cô nhắc nhở hay cô tự làm giúp dẫn đến việc hình thành ở trẻ thói ỷ lại, về lâu dài trẻ mất đi các thói quen đó. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ phía giáo viên: Do cô không chịu khó, không kiên trì hướng dẫn cho trẻ các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. Cô thường làm giúp trẻ cho đỡ mất thời gian, đỡ phải khó chịu khi nhìn thấy sự lóng ngóng, vụng về của trẻ. Nguyên nhân thứ 3 xuất phát từ phía các bậc phụ huynh: Do ngày nay thực hiện pháp lệnh dân số mỗi gia đình chỉ có 1- 2 con nên tất cả mọi tình yêu thương cả gia đình đều dồn cho con trẻ. Mọi nhu cầu, đòi hỏi của trẻ đều được ông bà, bố mẹ đáp ứng. Vì rất yêu thương con mình nên họ không cho con động tay, động chân vào một việc gì, kể cả việc đó trẻ hoàn toàn có thể làm được. Ví dụ: Xúc cơm ăn hay chỉ là cất dọn đồ chơi của mình. Do bao bọc con quá kỹ mà họ không biết được rằng những việc làm của mình dẫn đến việc làm hư con cái, gây cho con trẻ sự lười biếng, ích kỷ, thụ động và từ đó hình thành nhân cách sống không tốt về sau này. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến trẻ làm cho các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày bị hãm lại. 2.2. Các giải pháp: * Giải pháp 1: Tích cực bổi dưỡng chuyên môn về giáo dục thói quen sinh hoạt của trẻ cho bản thân. Là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 24 – 36 tháng tuổi nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tôi không ngừng tự học tự bồi dưỡng bản thân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của mình. Đặc biệt tôi đi sâu vào nghiên cứu những thói quen sinh hoạt của trẻ theo độ tuổi của mình đảm nhận ở trường mầm non, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 24 - 36 tháng bằng nhiều hình thức như sau: 5 xây dựng cho trẻ những tri thức và kinh nghiệm về hành vi văn minh và thói quen vệ sinh giúp trẻ nhận biết được điều tốt, điều xấu, thúc đẩy hành vi đạo đức cho trẻ. Cụ thể: + Qua giờ đón, trả trẻ: Tôi tập cho trẻ cách chào hỏi, cất đồ dùng các nhân đúng nơi quy định Ví dụ: Khi đón trẻ tôi bế trẻ vào và nhắc trẻ “Con chào tạm biệt bố mẹ đi nào”. Xong tôi nhắc trẻ: “Con chào cô, chào các bạn để vào lớp đi nào”. Khi trẻ chào xong cô nhắc trẻ để dép lên giá dép cho ngay ngắn, khi trẻ ra về cô cũng nhắc trẻ: “Các con đến lớp chào cô chào các bạn, về nhà các con nhớ chào ông bà, bố mẹ con đi học về nhé”. Hàng ngày cô đều nhắc trẻ để dần hình thành các thói quen về lễ giáo. - Tập cho trẻ làm quen mở rộng dần sự tiếp xúc của trẻ với mọi người xung quanh, dạy trẻ biết chào hỏi, biết xin lỗi và cảm ơn. Ví dụ: Khi cô cho trẻ một món quà gì đó cô nhắc trẻ nói “Cho con xin, con cảm ơn cô”. Cô nói với trẻ không những cô mà với người lớn, bố mẹ, khi các con nhận quà thì các con đều phải biết xin và nói lời cảm ơn. + Thông qua hoạt động ngoài trời. Tôi tập cho trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết giữ gìn vệ sinh chung. Ví dụ: Khi cô cho trẻ ra quan sát ngoài trời cô nhắc trẻ cùng nhặt những chiếc lá vàng rơi, và cô nói khi các con thấy những chiếc lá vàng rơi các con nhặt bỏ vào nơi quy định. Hoặc khi cho trẻ vẽ phấn, xếp que, cô nhắc trẻ không được vẽ lung tung, khi chơi xong nhắc trẻ thu dọn đồ chơi cùng cô. Những hành động tuy rất nhỏ nhưng đã tạo được cho trẻ những thói quen cần thiết. + Qua hoạt động vui chơi: Khi trẻ hoạt động tôi tập cho trẻ thói quen biết nhường nhịn bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn 7 Ví dụ: Những trẻ mới đi học hay đi tiểu tiện bừa bãi tôi tập cho trẻ đi vệ sinh mỗi tiếng một lần, có những trẻ ương bướng không đi tôi bế trẻ đi vệ sinh và nhẹ nhàng nói với trẻ con phải đi vệ sinh kẻo tè ra cả áo quần là xấu lắm. Cứ mỗi tiếng tôi cho trẻ đi một lần sau trẻ đã thành thói quen tôi cho trẻ đi vệ sinh 2 tiếng một lần, dần dần trẻ đã hình thành thói quen không còn đi tiểu tiện bừa bãi nữa. Khi trẻ chơi đồ chơi xong cô nhắc trẻ rửa tay để đôi bàn tay sạch sẽ khỏi bẩn như vậy mới ngoan. + Trong giờ ăn: Trẻ mới đi học còn khóc nhè, không chịu ăn cơm, không có thói quen hành vi văn minh trong ăn uống. Tôi cùng với giáo viên trong lớp tập cho trẻ biết tự lấy ghế ngồi vào bàn xúc cơm ăn, biết thích nghi với các món ăn, ăn hết suất ăn của mình. Ví dụ: Đến giờ ăn có những trẻ chưa chịu ngồi vào bàn ăn mà đi lại và khóc nhè. Tôi cho trẻ ngồi vào bàn ăn, tôi cùng ngồi bên trẻ và dỗ dành trẻ ăn để chiều ba mẹ đến đón về như vậy mới ngoan cuối tuần được nhận bé ngoan về khoe với bố mẹ, anh chị. Đối với những trẻ không khóc cho trẻ ngồi vào bàn ăn ngay ngắn, cô xới cơm cho trẻ, cô nhắc trẻ bưng 2 tay và nói “Cho con xin, con cảm ơn cô”. Khi trẻ ăn cơm cô giáo dục trẻ, các con phải mời cô và các bạn ăn cơm, khi ăn các con không được nói chuyện, khi cơm rơi xuống bàn các con nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa, lấy khăn lau tay, khi ăn các con ăn từ tốn không để cơm rơi vãi. + Trong giờ ngủ: Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Làm thế nào để trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, có thói quen tốt khi đi ngủ. Đây là điều tôi luôn trăn trở. Tôi luôn tìm mọi cách để đưa trẻ vào giấc ngủ một cách có nề nếp. Ví dụ: Trước khi ngủ tôi cho trẻ tự đi lấy gối của mình để lên sạp, trẻ tự nằm lên sạp ngay ngắn. Sau đó trẻ đọc bài thơ "Vào giường đi ngủ, không ngịch đồ chơi, không gọi bạn, không cười khúc khích”. Hoặc tôi mở những bài hát ru cho trẻ ngủ những bài hát mang làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng, hay những bài hát ru có tình 9 Kết quả: - 70% trẻ có thói quen tiểu tiện, vệ sinh, biết xúc cơm ăn, lấy gối đi ngủ, thích tham gia vào các hoạt động của lớp, biết chào cô chào bạn. - 60% trẻ có thói quen tiểu tiện, biết xúc cơm ăn, biết đi ngủ - 90% trẻ tiếp xúc với người lạ mạnh dạn. Trên đây là những biện pháp của riêng bản thân tôi rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy và thực tiễn của lớp mình. Những biện pháp trên phần nào đã giúp các cháu nhà trẻ 24 - 36 tháng có thói quen trong sinh hoạt hàng ngày tốt hơn. Qua quá trình học tập và rèn luyện giờ đây các cháu đã tiến bộ lên rất nhiều. Chính những điều này đã giúp tôi thêm yêu nghề, yêu trẻ. 3. KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa Qua một thời gian thực hiện ở lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng do tôi đã có những chuyển biến rõ rệt. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin, thích đi học, có nề nếp thói quen trong mọi hoạt động như: Chào cô, chào bạn khi đến lớp, biết chơi cùng bạn, biết nhường nhịn nhau trong giờ chơi. Khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định. Trong giờ ăn trẻ đã biết tự xúc cơm ăn, nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa, lấy khăn lau tay. Trẻ biết gọi người lớn khi có nhu cầu đi vệ sinh. - Trẻ có thói quen trong mọi hoạt động như: Trẻ có thói quen tiểu tiện, vệ sinh, biết xúc cơm ăn, lấy gối đi ngủ, thích tham gia vào các hoạt động của lớp, biết chào cô chào bạn khi đến lớp khi ra về. - Trẻ có thói quen tốt trong hoạt động học, chơi, ăn, ngủ, lễ giáo, thói quen sinh hoạt. * Từ những kết quả đạt được, bản thân tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: + Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục thói quen trong sinh hoạt là nhằm hình thành phát triển nhân cách của trẻ. 11 + Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để giáo viên, phụ huynh biết được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Từ đó giáo viên cũng như phụ huynh giáo dục thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường cũng như ở nhà. - Để giáo dục thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ thì vai trò của nhà trường và cô giáo rất quan trọng. Cô giáo là người luôn gần gũi trẻ, trò chuyện nắm bắt đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ có hiệu quả. Từ đó giúp trẻ hình thành thói quen sinh hoạt một cách dễ dàng. Tóm lại: Trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ cô giáo phải tích cực rèn luyện để mỗi giờ sinh hoạt sẽ có thói quen nhất định. Đồng thời cô giáo trao đổi những thói quen hành vi của từng trẻ tại lớp với phụ huynh để thống nhất việc giáo dục trẻ, tránh hiện tượng "Trống đánh xuôi kèn thổi ngược". Đây cũng chính là biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ có hiệu quả tốt hơn. Trong công tác giáo dục, cô giáo cần phải kiên trì, bền bỉ khắc phục những khó khăn để tìm ra phương pháp giáo dục, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ góp phần bồi dưỡng cho thế hệ măng non của đất nước phát triển một cách toàn diện. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Để thực hiện đề tài “Giáo dục thói quen sinh hoạt cho trẻ 24 - 36 tháng" bản tân tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: * Đối với giáo viên Cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ do lớp mình phụ trách. Phối hợp với nhà trường, phụ huynh tuyên truyền nội dung giáo dục nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày Thường xuyên quan tâm đến những trẻ ỷ lại, lười biếng để có biện pháp giáo dục. * Đối với phụ huynh: Thường xuyên trao đổi với giáo viên về một số thói quen trong sinh hoạt của trẻ ở trường cũng như ở nhà. * Đối với nhà trường: 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_thoi_quen_si.doc