Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường Mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trường Mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc . ngày tháng ... năm . BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Họ và tên giáo viên dự thi: Đơn vị dự thi: Tên biện pháp: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường Mầm Non Mã số dự thi: I. Lý do chọn đề tài Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ! Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ, đó là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Trẻ em là thế hệ kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên cần được che chở và bao bọc. Có thể nói giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người.Trong những năm tháng đầu đời, trẻ em rất cần được quan tâm kỹ lưỡng vì đây là giai đoạn hình thành nên nhân cách cũng như là năng lực của các con. Dễ hiểu hơn, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, là khả năng ứng xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể từ "kỹ năng sống" còn mới mẻ với những năm về trước nên chưa được quan tâm và chú ý rộng rãi, nhất là đối với trẻ nhỏ,nhưng ở tuổi nào theo tôi thì đều rất quan trọng đều cần được rèn luyện. Là một giáo viên đứng lớp đã nhiều năm, được trực tiếp 2 năm đứng dạy độ tuổi 24-36 tháng tôi ý thức được rằng chẳng phải chờ đến khi cháu lớn 4 hay 5 tuổi mới có thể dạy kỹ năng sống cho cháu, mà ngay từ khi nhỏ cháu vừa rời khỏi cha mẹ thì bản thân người thầy người cô đã phải có trách nhiệm giáo dục cháu các kỹ năng từ cái đơn giản nhất theo độ tuổi của cháu, từ đó mới hình thành cho cháu kỹ năng về sau. Nhưng bản thân tôi vẫn luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giáo dục và uốn nắn đúng, cách cư xử lịch sự văn minh. Vì trong quá trình giảng dạy thực tế tôi thấy một số khó khăn trong việc” giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non” đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, độ tuổi vừa mới rời xa bố mẹ, đến trường, chưa có một kỹ năng, thói quen cơ bản nào. Trẻ còn thực hiện hành động theo ý thích, chưa ý thức được hành động, hành vi của mình. Trẻ chưa nhận biết được, khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ chưa có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày. Bố mẹ có thể quan tâm chiều chuộng khi con đòi những đồ dùng vật dụng cần cho cuộc sống của con nhưng các bậc cha mẹ lại không quan tâm đến hướng dẫn con biết cách sử dụng nó. Bố mẹ không tạo - Thứ hai: Nhận thức phụ huynh không đồng đều, một số phụ huynh chưa thực sự nhận thức được việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là như thế nào. - Thứ ba: Bản thân giáo viên chưa mạnh dạn, chủ động, lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động CSGD trẻ một cách linh hoạt. c. Yêu cầu cần giải quyết Từ những thực trạng, nguyên nhân trên theo tôi đề tài cần giải quyết các nội dung sau: - Giáo viên cần phải thay đổi phương pháp giáo dục phù hợp để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống một cách linh hoạt trong hoạt động hàng ngày. - Cần giúp trẻ nhận biết hành vi đúng, sai. Hình thành một số kỹ năng, thói quen cơ bản cho trẻ. - Giáo viên quán triệt chặt chẽ với phụ huynh sự cần thiết trong việc giáo dục kỹ năng sống, thói quen cho trẻ ở lớp cũng như ở nhà. 2. Đối tượng, địa điểm, thời gian thực hiện: a. Đối tượng, địa điểm thực hiện - Học sinh lớp nhà trẻ B trường Mầm Non Nghi Trung – Huyện Nghi Lộc b. Thời gian thực hiện - Năm học 2020 – 2021 3. Nội dung, cách thức thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và xác định loại kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi 24 – 36 tháng để dạy trẻ Nhiều người đặt ra câu hỏi “ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở độ tuổi 24- 36 tháng có quá sớm, liệu bản thân trẻ có thực hiện được không?” Chẳng có gì là sớm vì xung quanh trẻ có rất rất nhiều kỹ năng cần thiết. Quan trọng là tùy theo lứa tuổi của trẻ mà giáo viên cần có nhiệm vụ lựa chọn xác định được kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi của 24-36 tháng tuổi, cụ thể như sau: * Về mặt kỹ năng của trẻ tôi xác định một số kỹ năng như: + Kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ biếtđồ dùng gọn gàng đúng nơi quy định như: Cặp, dép, ghế ngồi...Biết lấy cốc, khăn để dùng + Kỹ năng ăn uống, vệ sinh cá nhân như:Biết tự xúc cơm ăn, ăn hết suất khi ăn cơm không làm rơi vãi, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định + Kỹ năng chào hỏi, giao tiếp: Chào hỏi cô, bố mẹ, các bạn khi đi học và khi ra về. Biết lắng nghe cô nói và trả lời câu hỏi của cô khi được hỏi. Trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với mọi người. * Về mặt nhận thức: - Trẻ thích tò mò và ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh - Trẻ biết được việc mình vừa làm sai, làm cô giáo và bạn không vui - Trẻ nhận biết được tên tuổi của mình, kể về các thành viên trong gia đình và địa chỉ gia đình, biết được tên những người xung quanh khi được hỏi đến. * Về mặt hợp tác: - Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi. ngày và từ đó hình thành cho trẻ thói quên nên trẻ đã tự giác cất dép như thế nào cho đúng quy định khi bước chân vào lớp Hình ảnh: trẻ cất đồ dùng và cất dép đúng nơi quy định trước khi vào lớp * Giáo dục kỹ năng cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi Vui chơi là hoạt động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội vận dụng những kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ Chơi.Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi, được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, học hỏi và hợp tác với bạn cùng chơi...Ngoài ra tôi còn lựa chon các trò chơi phù hợp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tạo cho trẻ phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt. VD: Ở trò chơi bế em, thì thông qua cách đóng vai thì trẻ học được các kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, biết cách xưng hô, thể hiện tình cảm, biết quan tâm đến mọi người như bế em, cho em búp bê ăn, cho em ngủ, tắm và thay quần áo cho em Hình ảnh: giờ ăn của trẻ Thông qua hoạt động ngủ, trước khi ngủ trẻ biết xếp dép gọn gàng đúng nơi quy định, mỗi trẻ biết cầm gối của mình để vào đúng vị trí.Từ đó nhằm giáo dục trẻ ý thức tự lập, tự phục vụ, làm những công việc vừa sức đồng thời rèn cho trẻ tính ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ. Trong tháng đầu tiên của năm học tôi hướng dẫn nhắc nhở trẻ cách rửa tay, lau mặt, chỉ cách xếp gối, xếp ghế...tôi duy trì thực hiện liên tục trong một tháng đầu, từ tháng thứ hai của năm học trẻ không cần sự giúp đỡ, nhắc nhỡ của cô giáo mà tất cả trẻ có ý thức tự giác xếp hàng rửa tay trước khi ăn cơm, lau miệng khi ăn xong, biết mời mọi người trước khi ăn cơm, lấy và cất gối gọn gàng, biết xếp ghế ngay ngắn thẳng hàng... *Giáo dục kỹ năng thông qua những câu chuyện Giáo viên tạo hứng thú kể cho trẻ những câu chuyện hay, thực tế hay những câu chuyện cổ tích cho trẻ mọi lúc mọi nơi như giờ hoạt động vui chơi, hoạt động chiều, hoạt động góc, qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, dạy trẻ biết yêu thương bạn bè, biết quan tâm tới mọi người xung quanh.Ngoài ra tôi còn kể cho trẻ nghe các câu chuyện về tinh thần đoàn kết, tình cảm bạn bè, bé đi học không khóc nhè, bé là bé ngoan, bé vui đến trường, bé biết vâng lời yêu quý tình cảm bạn bè, tình cảm gia đình, bé yêu lao động, tính trung thực như câu chuyện "Thỏ ngoan, đôi bạn tốt, vịt con nói dối, con yêu mẹ lắm...." Hình ảnh: Trẻ bỏ rác đúng nơi quy định 4. Hiệu quả của biện pháp a, Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường - Phù hợp với độ tuổi Nhà trẻ 24 36 tháng - Phù hợp với thực trạng của trẻ nhà trẻ tại trường Mầm non Nghi Trung b, Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, KTĐG - Phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp, chú trọng đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại các cơ sở giáo dục mầm non c, Kết quả cụ thể + Đối với trẻ:Bước đầu tôi nhận thấy kỹ năng và nhận thức, giao tiếp của trẻ với mọi người tốt hơn, trẻ tự tin, mạnh dạn, linh hoạt nhanh nhẹn hơn rất nhiều...trẻ tích cực và chủ động trong mọi hoạt động, thích tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ biết tự làm một số công việc tự phục vụ mà không cần đến sự giúp đỡ của cô như: Tự lấy ghế ngồi vào tổ khi đến lớp, lấy ghế ngồi vào bàn khi ăn, tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự lấy cốc uống nước, rửa tay lau mặt, cất đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, xếp ghế khi ăn xong, lấy gối đi ngủ Bên cạnh trong quá trình chơi với bạn hợp tác, nhường nhịn nhau hơn, biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. Hợp tác thành thật chia sẽ với mọi người xung quanh và bạn bè BẢNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP TRÊN TẠI LỚP NHÀ TRẺ B TRƯỜNG MẦM NON NGHI TRUNG (Tổng số 25 cháu) Số trẻ Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện TT Nội dung đánh giá KS Đạt Tỷ lệ(%) Đạt Tỷ lệ(%) 1 Kỹ năng tự phục vụ 25 11 44 22 88 2 Kỹ năng giao tiếp 25 13 52 19 76 3 Kỹ năng ăn uống, vệ 25 10 40 20 80 sinh cá nhân
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.docx