Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biết tốt 3 màu Xanh-đỏ-vàng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biết tốt 3 màu Xanh-đỏ-vàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biết tốt 3 màu Xanh-đỏ-vàng
PHẦN 1. Mở đầu THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biết tốt 3 màu: Xanh-đỏ-vàng. 2. Lĩnh vực áp dụng áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức. 3. Tác giả: - Họ và tên: Nữ - Năm sinh: - Trình độ: Đại học sư phạm mầm non - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường mầm non - Số điện thoại: 4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu. Trường mầm non 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: cơ sở vật chất, trang thiết bị, trẻ nhanh nhẹn, thoải mái thích tham gia vào các buổi học hoạt động với đồ vật. + Xây dựng kế hoạch nội dung các câu truyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, kiến thức kĩ năng của trẻ tại lớp. + Chuẩn bị vật liệu, đồ dùng có màu sắc xanh-đỏ-vàng, trang phục + Phối kết hợp với phụ huynh học sinh. + Sách tham khảo: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non Chương trình khung cho độ tuổi 24-36 tháng. Tập san, các tài liệu bồi dưỡng hè. 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng. HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 trẻ nâng cao khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc xanh-đỏ-vàng, và có thể áp dụng rộng rãi tại một số trường mầm non. Nâng cao khả năng nhận biết, phân biệt màu sắc xanh-đỏ-vàng ở trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ. Giúp giáo viên nâng cao khả năng sư phạm của mình. Đề xuất một số kinh nghiệm góp phần giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh-đỏ-vàng. Qua gần một năm áp dụng đề tài này tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Trước khi thực hiện tỷ lệ trẻ nhận biết, phân biệt được màu sắc là 33,3%. Sau khi thực hiện tỷ lệ trẻ nhận biết, phân biệt được màu sắc tăng lên 66,7%. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, nhà trường và xã hội. Giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh-đỏ-vàng sẽ góp phần giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ. Vì vậy trong quá trình thực hiện việc giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh-đỏ-vàng cần: Xây dựng chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Mở hội thi, chuyên đề về hoạt động dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc, hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. Không ngừng học hỏi đồng nghiệp, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức nhà giáo. 3 Phương pháp giảng giải bằng lời nói, mở rộng sự hiểu biết của trẻ. Luôn học tập giáo viên giỏi, biết đúc kết sáng tạo và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản thân đồng thời biết phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thực hiện tốt. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề Mọi sự vật hiện tượng (Cây cối, trời đất, con người, động vật) đều có màu sắc. Màu sắc của sự vật hiện tượng sinh ra từ đâu? Câu hỏi này không ai trả lời được, chỉ biết rằng từ khi con người sinh ra đã thấy mọi sự vật, hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng. Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tương thêm phong phú và đa dạng. Giả sử mọi sự vật hiện tượng chỉ có một màu duy nhất thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? liệu con người có tồn tại được không? Và nếu tồn tại được thì cuộc sống có còn phong phú đa dạng? Nói như thế để khẳng định : “Màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người”. Màu sắc quan trọng đối với đời sống con người thì màu sắc lại càng quan trọng hơn đối với trẻ nhỏ. 3. Thực trạng vấn đề 3.1. Khó khăn Là giáo viên phụ trách nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi tôi nhận thấy: Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc con mình có nhận biết, phân biệt được màu sắc hay không. Đối với họ con họ đến lớp được cô giáo chăm sóc yêu thương, đi học về biết hát một vài bài hát, đọc thuộc một vài bài thơ là họ đã vui rồi. Họ không nghĩ rằng việc giúp con em mình nhận biết, phân biệt màu cũng rất quan trọng và cần thiết. Thực tế ở lớp tôi việc nhận biết và phân biệt 3 màu xanh-đỏ-vàng của trẻ là không đồng đều, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ nhận biết, phân biệt 3 màu xanh-đỏ-vàng rất tốt, nhưng cũng có nhiều trẻ khả năng nhận biết, phân biệt 3 màu còn hạn chế như: màu xanh thì lại nói màu vàng còn màu đỏ thì 5 Để trẻ nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh-đỏ-vàng tôi luôn tìm hiểu hoàn cảnh, khả năng nhận thức của từng trẻ, đồng thời tôi cũng tuyên truyền tới các bậc phụ huynh cùng phối kết hợp với cô giáo. Thường xuyên học hỏi trau rồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Thường xuyên nghiên cứu kỹ nội dung của từng bài dạy để chuẩn bị giáo án và đồ dùng trước khi đến lớp, lựa chọn các phương pháp phù hợp để trẻ chú ý lắng nghe, tạo không khí thoải mái từ đó trẻ thích nhận biết, phân biệt màu sắc xanh- đỏ-vàng. 4.2. Tiến hành tiết dạy Yếu tố quyết định sự thành công của một tiết dạy nhận biết phân biệt màu sắc được thực hiện qua các bước sau. Gây hứng thú vào bài: Hoạt động nhận biết phân biệt màu sắc là hoạt động khó đối với trẻ, bởi vậy cô cần tìm ra những câu đố, bài hát hay những trò chơi có nội dung phù hợp để dẫn dắt trẻ vào bài. Khi vào bài cô cùng trẻ hát bài “Quà mùng 8/3” cô nói em bé trong bài hát đã biết làm những cái hoa để tặng mẹ nhân ngày mùng 8/3 đấy. Các con sẽ làm gì để tặng mẹ mình nào? Chúng ta hãy cùng chọn những bông hoa có màu sắc xanh- đỏ-vàng để tặng mẹ nhân ngày mùng 8/3 nhé. Xác định nội dung chính và trao đổi, đàm thoại các nội dung. Đối với trẻ mầm non nhất là trẻ 24-36 tháng nhận thức của trẻ còn non nớt chưa sâu xa vì vậy mà cô cần nói cho trẻ nghe một cách ngắn gọn dễ hiểu. Kết hợp với phụ huynh rèn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ. Trẻ đã được học cô cho trẻ về nói màu sắc đồ dùng trong gia đình, màu sắc trang phục của trẻ... Để tạo lòng tin đến các bậc phụ huynh. Sau mỗi tiết học tôi giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, góp phần giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ. 7 đây? Những chú vịt con này có lông màu gì? Rồi tôi cho trẻ phát âm từ “Vịt con lông vàng” nhiều lần. * Thông qua tiết thể dục vận động VD. Trong bài tập: Tung bóng bằng 2 tay. Tôi chuẩn bị những quả bóng có màu xanh-đỏ-vàng đủ cho trẻ dùng. Ở phần gây hứng thú tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ gọi tên và nhận biết màu sắc của quả bóng. Sau đó tôi cho mỗi trẻ cầm 1 quả bóng mà mình thích cùng cô khởi động rồi thực hiện các bài tập và trò chơi với quả bóng. * Thông qua tiết hoạt động với đồ vật VD1. Xếp ô tô Tôi chọn các khối vuông màu vàng, khối chữ nhật màu đỏ. Qua tiết xếp hình tôi không chỉ rèn kỹ năng xếp chồng cho trẻ mà còn lồng ghép tích hợp cho trẻ phân biệt màu vàng-đỏ. Cô đặt các câu hỏi cho trẻ: Đầu xe được xếp bằng khối có màu gì? Khối màu gì dùng để xếp thùng xe? VD2. Xâu vòng xanh-đỏ tặng em búp bê Tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ 1 rổ đựng có chứa dây xâu, hạt vòng có màu xanh- đỏ. Thông qua tiết xâu vòng tôi không những rèn cho trẻ kỹ năng xâu vòng mà còn lồng ghép tích hợp nhận biết, phân biệt màu xanh, màu đỏ. Trẻ biết xâu các hạt vòng màu xanh, hạt vòng màu đỏ xem kẽ nhau. Trong quá trình trẻ làm cô đặt các câu hỏi: Con đang xâu hạt vòng màu gì? Tiếp theo con sẽ chọn hạt vòng màu gì để xâu? Cô cho trẻ nhắc đi nhắc lại nhiều lần từ “hạt vòng màu xanh”, “hạt vòng màu đỏ” nhằm giúp trẻ củng cố và khắc sâu hơn màu xanh, màu đỏ. * Thông qua hoạt động vui chơi Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, được thể hiện mình qua các vai chơi. Trong quá trình chơi tôi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời, từ đó trẻ lại được khắc sâu hơn khả năng nhận biết phân biệt màu xanh-đỏ-vàng. 9 Số trẻ Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện khảo sát Trẻ Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ Trẻ Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ NBPB % NBPB % NBPB % NBPB % được được được được màu màu màu màu sắc sắc sắc sắc 24 8 33,3% 16 66,7% 15 62,5% 9 37,5% 5.2. Về bản thân Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc. Tôi đã tận dụng nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để làm ra nhiều đồ dùng, đồ chơi có màu sắc xanh-đỏ-vàng phục vụ cho quá trình trẻ chơi và nhận biết, phân biệt màu sắc. Các tiết dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc xanh-đỏ-vàng tôi tham gia chuyên đề, hội giảng do trường tổ chức đều xếp loại giỏi 5.3. Về phụ huynh: Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc cho trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc xanh-đỏ-vàng. Đóng góp về kinh phí bằng tiền mặt và nhiều vật liệu để mua sắm trang thiết bị dạy học, làm đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn có màu sắc xanh-đỏ-vàng phục vụ cho việc học tập, vui chơi của trẻ. 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng. 11 PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Kết luận Giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt 3 màu nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh- đỏ-vàng có ý nghĩa rất quan trọng giúp trẻ phát triển tình cảm thẩm mĩ. Trẻ nhìn thế giới xung quanh bằng những màu sắc tươi đẹp, rực rỡ và thêm yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Là một giáo viên mầm non tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đồng thời tôi cũng sẽ chuyển tải những kinh nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp trong ngành. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với phòng giáo dục Mong rằng các cơ quan, các cấp đầu tư nhiều hơn vào ngành học mầm non. Mở nhiều buổi tập huấn chuyên đề về nhận biết, phân biệt. Cấp phát tài liệu và tập san chuyên san cho giáo viên. Mở chuyên đề về hoạt động dạy trẻ nhận biết, phân biệt màu sắc xanh-đỏ- vàng cho trẻ. Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, hội thi tuyên truyền vận động về công tác xã hội hóa giáo dục cho giáo viên tham dự và học tập. 2.2. Về phía nhà trường 13 MỤC LỤC STT Tên danh mục Số trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 2 TÓM TẮT SÁNG KIẾN 2-3 3 PHẦN 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 4 4 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 4 5 1.1. Đối tượng nghiên cứu 4 6 1.2. Mục đích nghiên cứu 4 7 2. Cơ sở lý luận của vấn đề - Phương pháp nghiên cứu 5 8 3. Thực trạng vấn đề 5 9 3.1. Khó khăn 5-6 10 3.2. Thuận lợi 6 11 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 6 12 4.1. Xây dựng kế hoạch 6-7 13 4.2. Tiến hành tiết dạy 7 14 4.3. Lồng ghép vào trong các môn học, mọi lúc mọi nơi 8-10 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_nha_tre_24_36.doc