Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng tuổi

doc 33 trang skkn 31/03/2024 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng tuổi
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN 
 TRƯỜNG MẦM NON 
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học 
 tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24- 36 
 tháng tuổi”
 Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
 Tác giả:
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng mầm non.
 Chức vụ: Giáo viên.
 Nơi công tác: 
 Điện thoại liên hệ: 
 Địa chỉ thư điện tử: 
 Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: Cơ sở
 .............., tháng 3 năm 202 ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TRẺ LÀM QUYEN VÀ HỌC 
TỐT MÔM NHẬN BIẾT TẬP NÓI CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI”
 TÓM TẮT SÁNG KIẾN
 Như chúng ta đã biết trong cuộc sống của mỗi người ai cũng phải sử dụng 
ngôn ngũ để giao tiếp với mọi người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn 
ngữ chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người là phương tiện 
cho việc dạy và hoc, ngôn ngũ nói đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong 
việc phát triển nhân cách của trẻ mầm nan nói riêng của con người và xã hội nói 
chung, lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển tốt nhất, là giai đoạn có nhiều 
thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngũ nói và các kĩ năng nghe hiểu trả lời các 
câu hỏi của trẻ.
 Đề tài đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc dạy và học: Trẻ tích cực 
hoạt động, tự khám phá bằng các giác quan, chú trọng đến phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ, kết hợp giáo dục trong nhóm giữa hoạt động chung và hoạt động góc, 
tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo không bị gò bó 
khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập 
và hoạt động góc chơi, giáo viên có thể sử dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu sẵn 
có ở địa phương, để làm phong phú các hoạt động của trẻ, trẻ ham học nghiên 
cứu tìm tòi khám phá giao tiếp ngôn ngữ tình cảm . ngôn ngữ chính là công cụ 
để tư duy vì thế ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng đến việc phát triển nhận thức, 
giải quyết vấn đề của trẻ. Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi ngôn ngữ nhận thức của 
trẻ còn rất nhiều hạn chế, chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Một số biện phát cho 
trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”
 I. MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn sáng kiến
 Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Đúng 
vậy, việc hướng dẫn và dạy cho trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi làm quen và học tốt 
môn nhận biết tập nói là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì ở lứa tuổi này trẻ 
con non nớt, vụng về, trẻ cần được chăm sóc về mọi mặt: cả về tinh thần lẫn thể 
chất. Nhất là trong giai đoạn trẻ đang còn tập nói và nói chưa đủ câu. - Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ từ đó có những kế hoạch cụ thể về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 3. Phạm vi của sáng kiến: Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung 
nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp cho trẻ làm quen và học tốt môn 
nhận biết tập nói cho trẻ 24-36 tháng tuổi” tại lớp 24-36 tháng tuổi C- Trường 
Mầm non .... Năm học ....
 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lý luận
 Trong cuộc sống chúng ta ai cũng phải sử dụng ngôn ngũ để giao tiếp với 
mọi người xung quanh và ngôn ngũ chính là phương tiện cho việc dạy và học. 
đối với trể mầm non thì qua giao tiếp bằng ngôn ngũ và tư duy trẻ thu được các 
kinh nghiệm sống làm phong phú thêm sự hiểu biết của trẻ. Cụ thể trẻ nhà trẻ thì 
nhận thức và ngôn ngũ của trẻ con hạn chế, trẻ mới đang tập nói, có trẻ mới nói 
được câu 2-3 từ có trẻ thì câu 4-6 từ, có trẻ nói chua chọn vẹn cả câu trẻ chưa 
diễn đạt bằng được ý muốn của mình bằng những câu đơn giản chính vì vậy 
mà phát triển ngôn ngũ cho trẻ là việc làm cần thiết. đối với trẻ nhà trẻ phát triển 
ngôn ngũ chính là việc phát triển các khả năng, nghe, hiểu, nói của trẻ, để phát 
triển các khả năng này thì việc dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, tập nói, trò chuyện, 
giao tiếp vói trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ trong ngày chính là việc 
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Qua việc dự giờ và giảng dạy các tiết học ở lớp 2 tuổi C tôi thấy khả năng 
diễn đạt của trẻ vẫn còn hạn chế. Trong các giờ đọc, kể, khả năng diễn đạt còn 
ấp úng, nói ngọng, câu còn cụt, thiếu chủ ngữ và vị ngữ, ngôn ngữ của trẻ chưa 
đồng đều. Khi giao tiếp, trẻ chưa thể hiện được đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời 
nói, phát âm còn ngọng, dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa lôgic, câu từ 
chưa lưu loát, trẻ hay nói lắp, vậy cô cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến nói 
lắp của trẻ và từ đó có biện pháp khắc phục giúp trẻ không nói lắp nữa. Để tổ chức giờ học môn nhận biết tập nói cho trẻ nói riêng và các môn 
học khác nói chung cho trẻ, trước hết tôi luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, 
các buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức.
 Tham gia sinh hoạt chuyên môn tổ để cùng trao đổi về việc tổ chức các 
môn học cho trẻ, dự giờ các môn học từ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh 
nghiệm cho bản thân.
 Bản thân cũng chưa có nhiều kiến thức và hiểu biết nhiều về môn học nên 
đã tự nghiên cứu tài liệu, xem sách báo, tìm hiểu thêm trên mạng internet, các 
phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti viđể có thêm vốn kiến thức về 
môn học.
 Ngoài ra, tôi cũng dành những thời gian rảnh để thực hiện tốt công tác bồi 
dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng giúp bản 
thân nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Giải pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 Khi bước vào năm học đầu tiên của độ tuổi nhà trẻ, thông thường trẻ trong 
độ tuổi này bắt đầu biết nói những câu đơn giản và có thể đối thoại ngắn với 
người lớn. Tuy nhiên thời gian này, vốn từ của trẻ thì chưa đủ để diễn đạt hết 
những hiểu biết của trẻ, trẻ nhút nhát, thụ động.
 Ví dụ: Trong lớp tôi phụ trách có cháu Đình Hưng, cháu Bảo An, cháu Công 
Tuấn thường hay nhút nhát, thụ động không trả lời câu hỏi của cô, vì vậy tôi 
thường xuyên chú ý trò chuyện cởi mở với trẻ, tạo nhiều cơ hội để trẻ tự nói chuyện 
có tinh thần thoải mái, Khuyến khích động viên, khen gợi trẻ để trẻ mạnh dạn, tự 
tin trong giao tiếp gợi cho trẻ những việc mà trẻ thích hoặc muốn làm.
 Vì vậy phải chú ý đến từng đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của từng trẻ, để 
có những biện pháp phù hợp với trẻ. Từ đó phát huy hết khả năng của từng trẻ, 
có các phương pháp dạy cho trẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động.
 Giải pháp 3: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động:
 Khi mới bắt đầu đi học trẻ tạm thời rời gia đình đến với vòng tay cô giáo 
với các bạn cùng lứa tuổi với đầy bỡ ngỡ. Trẻ chủ yếu khóc, nhớ nhà và rất cần 
tình thương của từ cô giáo vỗ về, các cô cũng rất vất vả trong giai đoạn đầu trẻ ( Giờ hoạt động góc) (Chơi trò chơi)
 Môi trường ngôn ngữ hoạt động ngoài lớp học:
 Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trường tôi đã tập trung 
xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Môi 
trường ngoài lớp học(Khu vui chơi ngoài trời, khu phát triển vận động, góc thư 
viện, góc thôn quê.) là nơi tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải 
nghiệm, phát triển khả năng sáng tạo.
 Các khu vực chơi của trẻ ngoài lớp học phải được thiết kế thẩm mĩ, an 
toàn, thân thiện với trẻ. Đồ dùng, đồ chơi tại các khu vực được để gọn gàng, 
trong tầm tay trẻ, an toàn khi sử dụng và luôn được thay đổi để kích thích trẻ 
tham gia hoạt động. Ngoài ra có thể tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở 
địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu. Sử dụng mô hình:
 Ví dụ: trong tiết Nhận biết tập nói: Đề Tài : Rau bắp cải, củ su hào
 Tận dụng nhạc của bài “Bắp cải xanh” cho trẻ hát và đi thăm mô hình sau 
đó quan sát các loại rau trong mô hình và cho trẻ gọi tên các loại rau đó, từ đó 
giáo dục trẻ biết chăm sóc các loại rau, ăn rau cung cấp vitamin và muối khoáng 
cho cơ thể...
 Sử dụng hình ảnh:
 Giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua câu đố, hình ảnh 
bằng các hình thức:
 Ví dụ: Với con chó : Cho trẻ nghe tiếng kêu của con chó? Sau đó hỏi trẻ: 
Tiếng con gì vừa kêu? Tôi có thể sử dụng hình ảnh con chó tạo sự hấp dẫn cho 
trẻ quan sát.
 Cho trẻ giả làm tiếng chó sủa gâu...gâu! Sử dụng vật thật: Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết “ Quả chuối , quả quýt ”.
 Tôi chuẩn bị quả thật quả chín và quả xanh, quả có màu sắc rõ ràng, quả 
chuối, quả quýt bóc vỏ cắt miếng nhỏ, bỏ trong đĩa.
 Tôi cho trẻ sờ, ngửi, nếm để trẻ có thể cảm nhận được màu sắc, mùi vị 
thông qua hoạt động này trẻ sẽ nhớ lâu hơn và có thể nhận biết được màu sắc, 
mùi vị của từng loại quả một cách nhanh chóng, chính xác.
 Ngoài sự chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp trong tiết dạy tôi cũng áp dụng 
linh hoạt, sáng tạo thay đổi hình thức dạy, lồng ghép các hoạt động để thu hút trẻ 
tập trung sự chú ý của trẻ.
 Sử dụng các câu đố:
 Ví dụ: Trong chủ đề: "Những con vật đáng yêu" tôi có thể sử dụng các 
câu đố để thay đổi hình thức vào bài như:
 Con gì tai thính mắt tinh
 Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua?
 (Con mèo)
 Con gì đuôi ngắn tai dài
 Mắt hồng lông mượt có tài chạy nhanh?
 (Con thỏ).....
 Sử dụng các trò chơi, trải nghiệm: cho trẻ phát âm theo, khuyến khích động viên trẻ đứng lên phát âm đúng, rõ ràng.
Nói từ từ, chính xác từng chữ một, có thể cho trẻ nói hai ba lần để trẻ nhớ.
 Trong lớp học tôi chia trẻ thành 3 tổ, trong từng tổ có các cháu tiếp thu bài
ở các mức độ khác nhau. Để giúp trẻ làm quen và học tốt môn nhận biết tập nói 
cho trẻ 24-36 tháng tuổi đạt kết quả cao tôi luôn tìm ra những cách dạy hay, sáng 
tạo để gây hứng thú cho trẻ.
 Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết tập nói “ Con voi, con khỉ”
 Chủ đề : Những con vật đáng yêu
 Với tiết nhận biết tập nói này, tôi chuẩn bị: Mũ voi, Mũ khỉ, một số hình 
ảnh video các con vật sống trong rừng.
 Mở đầu bài dạy tôi cho trẻ hát bài "Cho trẻ xem video các con sống trong 
rừng", Trẻ quan sát lắng nghe xem và nhận xét, kể tên các con vật, sau đó tôi 
cho trẻ về chỗ ngồi ổn định và suất hiện hình ảnh con voi, con khỉ qua mà hình 
nhỏ, cho trẻ quan sát, gọi tên và nhận xét đặc điểm của con voi, con khỉ .
 Sau khi dạy trẻ nhận biết về tên gọi tôi tiến hành cho trẻ phân biệt giữa 
các đối tượng. Tôi thường cho trẻ phân biệt qua tên gọi, một số đặc điểm nổi bật 
nhằm phát triển tư duy của trẻ như:
 Đặc điểm phân biệt Con voi Con khỉ
 - Tên gọi - Con voi - Con khỉ
 - Đặc điểm nổi bật - Ngà, mắt, tai, chân.. - Mồm, mũi,mắt, tai chân..
 - Sống ở trong rừng,.. - Sống ỏ trong rừng,....
 Đến khi kết thúc tiết học tôi tiếp tục sử dụng các biện pháp tích hợp, múa 
hát đọc thơ, trò chơiĐể củng cố nội dung bài mà trẻ vừa được học. Với cách 
giới thiệu như vậy, tôi thấy các cháu hứng thú học. Tôi thường xuyên thay đổi 
phương pháp, cách thức dựa vào nội dung bài nhận biết tập nói để tìm cách giới 
thiệu hay nhất làm sao để tạo được sự hứng thú sau đó đi sâu vào phần chính rèn 
cho trẻ cách phát âm đúng, chính xác nhất.
 Trong quá trình dạy tôi luôn chú ý rèn luyện cho trẻ có thói quen nề nếp 
trong học tập, cũng như giáo dục lễ giáo cho trẻ, đó là cơ sở ban đầu hỗ trợ cho 
giờ dạy đạt hiệu quả cao. có cách giảng dạy phù hợp. Và cũng chính sự khác nhau đó, đòi hỏi tôi phải tạo 
cho trẻ có nhiều cơ hội để học tìm hiểu thực tế. Tạo môi trường trong lớp học và 
tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ 
được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi.
 Cần phải xây dựng tổ chức môi trường giáo dục, tạo nhiều cơ hội cho trẻ 
học bằng nhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, 
khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” phù hợp 
với từng độ tuổi khác nhau.
 Tôi tự xây dựng kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất, căn cứ 
vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ ở lớp mình phụ trách 
để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục 
tiêu giáo dục đề ra. Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt 
động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình 
tham gia các hoạt động giáo dục tại trường. Trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia 
các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình 
bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế 
cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự 
tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá 
trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
 Giải pháp 6: Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động trong 
ngày ở trường mầm non.
 Ngoài những hoạt động chính ra tôi thường dạy trẻ phát tiển vốn từ thông 
qua các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường.
 Giờ đón trẻ:
 Trong giờ đón trẻ tôi luôn trò chuyện cởi mở với trẻ, tôi trò chuyện với trẻ, 
nhắc trẻ nói tròn câu, nói mạch lạc, không nói lắpQua đó, trẻ phải dùng ngôn 
ngữ, cử chỉ để diễn đạt những suy nghĩ của trẻ để trả lời các câu hỏi của cô.Tôi
hướng dẫn trẻ cách chào cô khi trẻ đến lớp, chào tạm biệt ông bà, bố mẹ khi ông 
bà, bố mẹ về hoặc đến đón trẻ.
 VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_cho_tre_lam_quen_va_h.doc