Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi B trường Mầm non Phú Xuyên
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi B trường Mầm non Phú Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi B trường Mầm non Phú Xuyên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi B trường Mầm non Phú Xuyên 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thanh Tĩnh - Chức vụ: Giáo viên Trường mầm non Phú Xuyên - Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. 2. Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong lĩnh vực phát triển thể chất với Phương pháp giáo dục trẻ. 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu từ ngày 15 tháng 9 năm 2021. 4. Mô tả bản chất của sáng kiến 4.1. Tính mới của giải pháp: Sáng kiến đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động trong hoạt động giáo dục thể chất. Xây dựng được môi trường giúp trẻ tích cực hoạt động, trẻ được hoạt động ở mọi lúc mọi nơi, rèn cho trẻ thói quen tích cực hoạt động, các vận động cơ bản được phối hợp liên hoàn. Phát triển thể chất còn giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vận động tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ tốt hơn, trong phối hợp vận động giữa trẻ và trẻ. Khi kết hợp giữa âm nhạc với thể dục giúp trẻ thể hiện được tốt hơn, đẹp và đều hơn. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong mọi hoạt động, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình, có hứng thú tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn. Trong quá trình thực hiện tôi luôn tìm tòi và lựa chọn những biện pháp tổ chức mới, áp dụng một số phần mềm, ứng dụng như capcut, vyond để tạo video, làm phim hoạt hình ngay cả thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà khi không đến trường học trực tiếp vẫn nhằm tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào hoạt động thể chất phù hợp với điều kiện của lớp và nhận thức của trẻ. Các biện pháp mà sáng kiến đưa ra lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 2 tuổi B trường mầm non Phú xuyên và chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin hay sách tài liệu trước đó. 4.2. Tính khoa học: Phát triển thể chất là hoạt động nâng cao thể lực, sức khỏe của trẻ, cơ thể phát triển cân đối hài hòa giúp trẻ phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển về mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi hứng thú tích cực tham gia hoạt động thể chất tại trường mầm non Phú Xuyên. 4.3.1 Thực trạng của sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại lớp 2 tuổi B trường mầm non Phú Xuyên” a. Thuận lợi: Luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu trường mầm non Phú Xuyên luôn sát cánh cùng giáo viên giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục.và sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Trường đã đạt trường chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất, môi trường trong và ngoài lớp học được xây dựng khang trang rất thuận lợi cho việc phát triển vận động của trẻ. Là một giáo viên có trình độ trên chuẩn, có tâm huyết với ngành học, yêu nghề, mến trẻ, luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Các cháu đi học được sắp xếp vào lớp theo đúng độ tuổi của mình. Đối với nhóm lớp tôi trực tiếp phụ trách tôi thấy đa số trẻ rất ngoan, đi học đều, trẻ mạnh dạn hứng thú tham gia vào các hoạt động. Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động phát triển thể chất. Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức để làm sao đưa ra những phương pháp giảng dạy cho trẻ một cách tốt nhất giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách tự nhiên và mang lại hiệu quả nhất. b. Khó khăn Do sự lây lan nhanh của dịch bệnh covid – 19 và ngày càng diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên việc trẻ được đến trường đi học trực tiếp bị ngắt quãng, giám đoạn, trẻ phải nghỉ dịch ở nhà học onlink nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu cũng như việc tổ chức các hoạt động cho trẻ nói chung và hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nói riêng. Sự chú ý có chủ định của trẻ ở lứa tuổi này chưa cao dễ bị phân tán khi hoạt động ở môi trường ngoài lớp học, trẻ chưa tập chung chú ý quan sát cô giáo hướng dẫn, làm mẫu. Trẻ trong lớp tuy cùng độ tuổi nhưng sự nhận thức của trẻ trong lớp chưa đồng đều nên còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động vận động cùng nhau cho trẻ. nào thực hiện đạt và những trẻ nào chưa thực hiện được các động tác. Để từ đó giáo viên xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ trong lớp mình sát thực và phù hợp với trẻ trong lớp. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, khả năng tiếp thu của trẻ nhà trẻ, đồng thời dựa trên cơ sở kế hoạch của phòng giáo dục, của nhà trường tôi cũng đã xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ cho cả năm học. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, từng tuần, dựa theo phương châm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp khối lượng vận động từ ít đến nhiều và phải thường xuyên luyện tập, nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng, thường xuyên theo dõi cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. Bên cạnh đó tôi còn phân công cụ thể từng nội dung, phối hợp tốt với giáo viên cùng lớp để thực hiện kế hoạch đã đưa ra một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Kết thúc mỗi tháng sau mỗi chủ đề tôi thường đánh giá sự phát triển của trẻ xem trong từng chủ đề những hoạt động mình đưa ra trẻ đã thực hiện được ở mức độ nào, đã đạt yêu cầu mình đặt ra cho trẻ hay chưa, còn trẻ nào chưa thực hiện được vận động cô đưa ra thì cần rèn luyện cho trẻ vào những hoạt động ý thích, hoặc có thể bổ xung thêm vào những chủ đề tiếp theo. Bên cạnh đó thì khả năng nhận thức và tình trạng sức khỏe của trẻ trong lớp học không đồng đều, ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của cả lớp, tôi còn cần chú ý quan tâm hơn đến những trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ nhút nhát, rụt rè, hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Giải pháp này được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu rõ về đặc điểm cá nhân của từng trẻ trong lớp của mình phụ trách. * Giải pháp 2: Lựa chọn và kết hợp các hình thức tổ chức phương pháp vận động phù hợp với sự phát triển của trẻ. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ tôi tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như: Trong hoạt động chơi tập có chủ định và ngoài hoạt động chơi tập có chủ định bao gồm vận động nhẹ nhàng buổi sáng chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan, vui chơi hội khỏe, giáo dục cá biệt, tuy nhiên thì hình thức chơi tập có chủ định là cơ bản vì trên hoạt động này các kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống và có kế hoạch cụ thể. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên hoạt động có chủ định, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Trong quá trình hoạt động tuyệt đối không gây áp lực lên trẻ để trẻ thực sự hứng thú khi tham gia hoạt động qua đó tạo nên hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động, điều đó không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn phương pháp dạy học, Buổi sáng sau khi ngủ dậy tập vài động tác thể dục đơn giản đã làm cho cơ thể cảm thấy sảng khoái, thoải mái, tràn đầy năng lượng cho một ngày hoạt động. Chính vì vậy mà hoạt động vận động thể dục nhẹ nhàng (Thể dục sáng) ở lớp vào mỗi buổi sáng sau giờ đón trẻ có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ, tập luyện thường xuyên như vậy làm cho các cơ quan trong cơ thể của trẻ được hoạt động tích cực thúc đẩy sự phát triển của những nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn, dần hình thành những kỹ năng vận động cần thiết. Vì vậy tôi cho trẻ vận động thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 7 - 10 phút... khi trẻ tập tôi quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, tay cử động thoải mái, cơ thể thả lỏng tự nhiên không lên gân. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như khả năng thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2 - 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 3 - 4 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ, bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, bò, ném thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp. Khi cho trẻ tham gia hoạt động thể dục sáng tôi thường xuyên lựa chọn những bản nhạc, bài hát phù hợp với mỗi chủ đề, đặc biệt lựa chọn những bài hát có giai điệu phù hợp với từng hoạt động khác nhau, để cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động theo âm nhạc cũng như phù hợp với động tác trẻ vận động. Ví dụ: Tôi thường sử dụng những bản nhạc vui nhộn khi cho trẻ khởi động để tạo không khí rộn ràng giúp trẻ vui vẻ, háo hức vận động, bài tập phát triển trung thì tùy vào mỗi chủ đề, từng buổi tập mà cô giáo có thể cho trẻ tập theo nhịp hô đếm hoặc sử dụng nhạc cho trẻ tập, hồi tĩnh tôi thường lựa chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, chậm dãi cho trẻ đi nhẹ nhàng thả lỏng, hít thở đền để kết thúc bài tập thể dục sáng. Lựa chọn đồ dùng dụng cụ cũng là điều mà tôi chú ý đến, đồ dùng, dụng cụ hỗ trợ động tác tôi sưu tầm và thay đổi thường xuyên để trẻ thích thú khi tập kết hợp tránh để trẻ nhàm chán với những đồ dùng sử dụng dài ngày. Trang bị dụng cụ như chai nhựa, nơ, vòng, hoa, cờ phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. * Giải pháp 4: Phối kết hợp cùng với phụ huynh để giúp trẻ phát triển thể chất. Trường mầm non là nơi mà cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm trẻ cho cô giáo, trẻ có khỏe mạnh, chăm ngoan thì cha mẹ mới yên tâm làm việc, hàng ngày đưa trẻ tới trường mầm non cô giáo chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ tới các hoạt động học, vui chơi. Với quãng thời gian dài trong ngày trẻ ở cùng với cô giáo, trẻ được tập luyện Không những thế trẻ đã biết chơi hòa đồng, đoàn kết với bạn, trẻ nhanh nhẹn chủ động tích cực trong các hoạt động, được tự do vận động theo khả năng của mình, tự trải nghiệm, thậm trí trẻ có thể tự đưa ra ý kiến, động tác sáng tạo về vận động, trò chơi theo sự hiểu biết của trẻ, giáo viên đưa ra gợi ý khi cần thiết, khi trẻ nhận định sai cô củng cố đưa ra kết luận chính xác kiến thức cho trẻ, từ đó kích thích tính tò mò, ham học hỏi cho trẻ. Qua đó có thể khơi gợi lên hứng thú của trẻ khi tham gia vận động phát triển thể chất. Một số hình ảnh hoạt động
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_tri.docx